Làm thế nào để bớt ngu đi

Nguồn: How to Be Less Stupid by James Altucher

Dựa trên bản dịch của bác scotty bên HDVietNam (trinhngoclinh), mình sửa lại tí cho sát với nguyên tác

Tôi ngu thật sự. Nói ngay và luôn là như vậy. Tôi ngẫm ra là, nếu tôi chú ý một chút tôi có thể khôn ra. Nhưng hiện tại thì tôi là một thằng ngu cực. Tôi cảm thấy mặc dù mình có hiểu biết, có kiến thức (đúng), nhưng lại để quá nhiều thứ chen ngang. Mà đó là “thứ” gì? Lo lắng, tội lỗi, hoang tưởng, đố kỵ, oán giận… chính là mấy “thứ” đó. Chẳng hạn như chuyện oán giận, tôi hận những người đã ghét tôi; tôi nghĩ mình có làm gì đâu để cho họ ghét mình thế. Thế là tôi hận và ghét họ lại cho bỏ ghét. Một cái vòng luẩn quẩn… thối tha!

Tôi từng nghĩ rằng, càng nhồi nhét nhiều thứ vào óc (đầu), thì tôi sẽ càng thông minh ra (biết nhiều hơn). Nhưng tôi thấy không phải như vậy. Chẳng hạn như cứ mãi tìm hiểu mấy chuyện đâu đâu, như chuyện tự dưng muốn biết vua Càn Long bên Tàu lúc ăn thì cầm đũa bằng tay nào, thế là cố tìm hiểu và biết được thông tin đó để rồi mấy ngày sau chả nhớ đến chuyện đó nữa. Vậy như thế có khiến tôi khôn ra không nhỉ? Tôi thấy là không. Và tôi nghiệm ra là, biết bớt và ít đi mới là cái làm cho “cánh cửa sổ” nhìn vào đầu óc trở nên sạch hơn, xóa tan đi những gì “đen, hôi và tanh”, và khiến trí óc trở nên minh mẫn.

Một ví dụ này nữa này. Vào cái ngày mà tôi bị nhỡ hợp đồng thiết kế Tupac’s website, tôi có một lớp học đánh cờ. Sau đó, tôi chả thể chơi nổi, giống như một thằng không biết luật chơi cờ vậy. Thầy tôi hỏi: “Hôm nay anh có sao không đấy?” Thế là tôi thấy nản, và giận bản thân mình. Trí khôn giảm sút nghiêm trọng, gần như 80%.

Vậy thì, sau đây là những “đặc tính” thuộc hàng top khiến cho tôi lúc nào cũng ngu đi:

1. Hoang tưởng

Nói chính xác ở đây là suy diễn. Thử xem đó là những lúc nào nhé: Nàng đang lừa lối mình? Thằng đó nó đang chơi mình? Bọn họ đang nói (xấu/mỉa mai) về mình? Liệu nó có mách sếp? Vân vân và vân vân. Chỉ cần như vậy coi như tôi mất đi khoảng 30-50% trí khôn. Có nghiêm trọng không? Đối với tôi, nhiêu đó là khủng rồi! Bởi lẽ tôi chả nghĩ ra được điều gì khác nữa. Và cứ thế, tôi sẽ phát điên lên mà làm những chuyện như tra khảo nàng một cách khiếm nhã, hay nó chơi mình thì chơi lại nó cho biết tay, hay ờ, bọn mày nói xấu tao thì tao đếch làm nữa – cho việc nó đứng luôn, hay tao thách mày mách sếp đó… Thế đấy, hoang tưởng hay suy diễn luôn khiến tôi điên lên và…

2. Oán hận

Thằng đó nó viết về tôi và nói bóng nói gió gì đó khiến tôi bực và hậm hực trong lòng. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó là tôi sôi máu lên, và cứ như thế, tôi nghiệm ra là mình mất đi khoảng 20% trí khôn, nhất là nếu cứ nghĩ đến chuyện trả thù. Mà nghĩ đến trả thù, coi như tôi mất thêm 10% trí khôn nữa.

3. Hối tiếc

Cái vụ này tôi viết và nói chắc cả triệu lần rồi. Hồi năm 2000-2001 tôi mất cả đống tiền. Tôi rất tiếc, hoặc tôi nên nói là đã rất tiếc. Hiện tại tôi không còn nuối tiếc nữa. Sao lại vậy? Tôi nhận ra nếu mà cứ nói hoài mấy cái chuyện tiêng tiếc đó thì trí khôn của tôi mất đến 60%. Ai chứ tôi là tôi không thể bỏ ra cái giá đắt như vậy được. 2% thì chấp nhận được, chứ 60% thì không thể. Tôi không thể nào nghĩ ra những ý tưởng mới nếu cứ ngồi đó mà than vãn mãi.

4. Quá cầu toàn

Khi tôi còn điều hành một cái quỹ tôi chả bao giờ muốn có một tháng làm ăn thất bát. Tôi không dám nói với mấy nhà đầu tư. Một nhà đầu tư, hiện vẫn còn là bạn tốt với tôi, (tôi vừa nói chuyện với anh ta ngày hôm qua) nói “Mày là chủ, lẽ ra mày phải có trách nhiệm báo ngay với người ta khi tháng đó mọi chuyện không ổn”.

Thế nhưng mặc cảm xấu hổ đã khiến tôi không thể nói được. Chuyện gì đến thì nó đã đến, tôi đã mất nhà, ra ngoài ở trọ. Tôi chả thiết gặp ai nữa. Xấu hổ vô cùng.Khi tôi viết một bài blog dở tệ, tôi phải gỡ nó đi trước khi quá nhiều người đọc nó. Xấu hổ thật. Tôi muốn đoạt giải Nobel, hay chí ít cũng phải được 10000 người like. Nhưng tất nhiên tôi không thể kiểm soát được điều đó. Tôi không hoàn hảo. Xấu hổ vì sự không hoàn hảo của mình làm trí khôn của tôi giảm sút đến 20%. (mình chắc đến 80% quá =.=’)

Tôi nghiệm ra rằng, người ta luôn có lòng rộng mở, đón nhận sự thành thật, nhất là thành thật về cái dở, cái dốt của mình. Dù bạn tin hay không, thì chính lòng chân thật, chân tình đó lại tạo ra nhiều cơ hội to lớn. Bản thân tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra rất nhiều trong cuộc sống này.

5. Độc đoán

Tôi muốn chỉ đạo, muốn điều khiển tất cả mọi người, mọi việc xung quanh tôi theo ý của tôi. Nhưng đôi khi chuyện lại đâm ra xấu đi và chẳng thể giải quyết được. Những lúc đó, tôi thường đầu hàng và nói thầm: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và cứ thế, tôi như trút được gánh nặng trên vai.

Theo tôi, cái câu “trút được gánh nặng trên vai” chính là hình ảnh đại diện cho cái đầu của mình. Bởi cái đầu cứ nặng trĩu, thì nó sẽ đổ xuống đôi vai. Khi cứ nghĩ ngợi nhiều, tức là cái đầu nặng thêm, dẫn đến trí khôn mất đi tầm 10-20%. Thế thì cố mà hãy bỏ tính độc đoán đi và trở nên thông minh hơn. Một ví dụ đơn giản: bạn trễ cuộc họp và lại ở giữa một đám kẹt xe. Bạn nghĩ: “Đụ má lại kẹt xe, suốt ngày kẹt xe, mấy thằng cha suốt ngày chỉ lo thu cái phí nọ phí kia, kẹt vẫn hoàn kẹt”. Sao không thử nghĩ gì thông minh hơn một chút, như “món bacon mới thơm ngon làm sao. Liệu mình có thể làm ngon hơn được không nhỉ?” hay “Làm sao để mở một tuyến máy bay trực thăng giữa hai đầu thành phố”. Nghe thật ngu ngốc, nhưng vẫn còn khôn hơn là “Đụ má lại kẹt xe”

6. Mặc cảm tội lỗi

Một người bạn thân gần đây gởi e-mail cho tôi. Còn tôi thì bảo, sao không gởi cho tôi tuần trước. Mỗi ngày khi tôi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: Đừng bao giờ trả lời e-mail chừng nào mình đọc xong cái e-mail đó đã, đọc xong rồi mới viết trả lời. Nhưng sau đó, có lúc tôi bận làm chuyện khác, như là bận họp hành hoặc lo vụ offline sắp tới, hoặc đơn giản là đang ăn tối, rồi mãi coi phim cho đến khuya. Lúc đó tôi nhủ: “Thôi cứ để đó đi, trả lời người ta sau vậy”. Và rồi sau đó khi đọc e-mail đó, tôi lại thấy dở người, tại sao mình không trả lời anh ấy sớm hơn. Vậy là trằn trọc mãi đến 3 giờ sáng thì chịu không nỗi nên ngồi dậy viết e-mail hoặc lên chat phân bua này nọ, để rồi nhận được phản hồi là “Ờ… ừm…” blah blah blah là kiểu không phải là câu trả lời mà tôi muốn nhận. Thế là tôi khỏi ngủ luôn, cứ suy nghĩ mãi và thấy có lỗi với họ. Tình huống này khiến tôi mất đi 10% trí khôn rồi đó bạn.

7. Tình huống xấu nhất

Thử đặt ra tình huống quen thuộc này. Một hôm tôi mất 1000$ vì chứng khoán. Đôi khi tôi nghĩ thầm: “Bỏ mẹ, cứ ngày nào cũng mất chừng ấy xiền thì chỉ có nước…”, và cứ nghĩ thế thì cảm thấy càng ngày càng tệ đi. Và tình huống xấu nhất đám trẻ nhà tôi phải đi xin ăn trên con đường gồ ghề của Bangalore. Tôi đã bỏ ra ít nhất là 1 năm để toàn nghĩ về tình huống xấu nhất, thậm chí cả tình huống (xấu nhất) CHƯA BAO GIỜ CÓ/XẢY RA. Tuy nhiên, cho dù nó có thực sự xảy ra đi chăng nữa, thì nó cũng chưa bao giờ tệ đến mức như tôi nghĩ. Tình huống này chính tình huống về “nỗi lo thiếu hụt”.

Nhưng nếu tôi nghĩ ngược lại, tôi sẽ phải lo về sự “dư đủ”. Và từ đó gây cho tôi một niềm tin cực độ, đó là sự dư đủ sẽ dẫn đến “nỗi lo dư đủ”, kết quả là tôi cảm thấy mình khôn ra hơn (và thấy nhẹ nhõm hơn), khi tôi trút bỏ được “nỗi lo thiếu hụt” đó.

8. Nói, nói và nói

Claudia muốn nói chuyện gì đó rất quan trọng với tôi. Nhưng tôi lại nói thay cô ấy. Tôi áp đặt “sự sáng suốt vĩ đại” của tôi lên cô ấy trước khi cổ thốt ra được lời nào. Cuối cùng, cô ấy quên luôn cả điều định nói với tôi.Hoặc vì lời tôi sáng suốt như Kinh Thánh, hoặc như 5 điều Bác Hồ dạy. OK, nếu là đoán trước được vấn đề quan trọng đó là gì thì điểm này coi như không đáng đưa vào đây. Tuy nhiên, khổ nỗi là tôi chưa biết đích xác vấn đề quan trọng mà cô ấy muốn nói. Và cái tính hay nói, nói và nói đó có thể lấy mất đi ít nhất 15% trí khôn của tôi. Bởi vì, lẽ ra tôi nên nghe và thấu hiểu, hoặc chăm chú nghe đến mức phát hiện cả lỗi ngữ pháp trong câu cô ấy nói nữa. Điều tôi nghiệm ra ở đây là, đôi khi chúng ta nên câm họng lại tí để mà lắng nghe nhiều hơn!

9. Viện cớ quá đáng

Ai ai cũng có thể nói: “Tui bó tay!”, hoặc “Tui chịu thôi”. Tôi không thể trở thành Dược sĩ nếu tôi không học trường Dược (đúng đấy chứ nhỉ?) Tôi không thể trở thành nhà làm phim nếu không bỏ ra 10 triệu $ để làm phim. Tôi không thể cua em hot girl ấy được vì xấu trai quá. Tui thua, tui chịu, tui bó tay…! Mỗi lần một người nói câu đó đưa tôi 10$ thì tôi làm gì cũng được.

Chỉ có 9 “đặc tính” đó thôi sao? Vâng, hết rồi. Bà con nào nghĩ ra cái thứ 10 cho tôi được không? Nhân tiện, chỉ cần để ý khi nào những thứ này xảy đến. Không cần tìm cách chữa bệnh hoang tưởng mà chỉ cần để ý xem khi nào nó xuất hiện mà thôi. Nước chảy đá mòn. Mỗi khi bạn chú ý, tấm kính cửa sổ sẽ sáng hơn một chút, vết ố mờ đi và ánh sáng bên ngoài chiếu rọi tâm hồn bạn.

Bạn cảm thấy thông minh hơn một chút. Có thể sau đó bạn phải tìm kiếm nguyên nhân sâu xa bên trong khiến bạn có cảm giác như vậy. Có rất nhiều lí do. Hồi trung học có thể bạn bị chế nhạo vì mấy cái mụn trứng cá nhưng bây giờ nhờ nó mà ai cũng yêu quý bạn (Ờ, ít nhất điều đó cũng xảy ra với tôi) Nhưng hiện tại, ngay lúc này, cố gắng đừng để bị xe đụng lúc đang qua đường.

Bạn bỗng thốt lên, “từ từ đã, cộng hết vào thì quá mịa nó 100% rồi”. Uhm, tôi biết nói gì đây? Bạn thông minh hơn tôi rồi đó.