Nói bậy

BEEP: bài viết có nhiều ngôn từ không phù hợp với lứa tuổi của độc giả. Đừng bảo anh đéo nói trước.

Tôi đi tìm kiếm loanh quanh trên internet một hồi và phát hiện ra là chẳng có cái từ điển tiếng Việt trực tuyến nào ra hồn cả. Có lẽ đây chính là lý do khiến nhiều người phải phàn nàn là dạo gần đây thanh niên cạn vốn từ vựng quá, nhiều người dùng từ mà còn không hiểu ý nghĩa của từ, hoặc “sáng tạo” (hay tối tạo?) ra những từ không có trong từ điển. Tôi cũng thấy xấu hổ vì chẳng có quyển từ điển tiếng Việt nào để tra cứu cả. Mà tại sao không số hóa quyển từ điển của Giáo sư Hoàng Phê và xuất bản trực tuyến cho quần chúng được tra cứu nhỉ?

Thế nào là nói bậy? Đây là quan điểm của tôi thôi nhé. Nói bậy, nói láo là nói những điều không đúng sự thật, vô lý. Định nghĩa này gần với cách dùng của người miền Nam hơn là người miền Bắc. Từ điển vdict cũng dịch nói bậy là “to make nonsense”, cũng tương tự như ý nghĩa này.

Trang từ-điển.com (hình như đây là một từ điển cộng đồng thì phải) cho rằng nói bậy nghĩa là “sai trái, không kể gì lề lối, khuôn phép” Như vậy thế nào là một câu, từ, ngữ có được coi là bậy hay không còn phụ thuộc vào lề lối, khuôn phép nữa. Lề lối ở đây (tức trang blog này) là do tôi đặt ra nên tôi sẽ quyết định cái gì là bậy cái gì không nhé. Tôi ví dụ:

Ba cô trong tỉnh đi ra

Lồn cô trắng nõn như hoa rau cần

Quan huyện trông thấy tần ngần

Buồi ông cẩng tếu như cần câu rô

(Câu đố dân gian) 1

Vậy để kết luận về bất cứ ai hay điều gì cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng, không thế vội vã quy chụp, bởi ý nghĩa là bản chất khó có thể nhận định qua hiện tượng là ngôn từ. Thực tế cho thấy có những người có vẻ đức cao vọng trọng, lời nói có vẻ văn hoa nhưng lại là sai sự thật, lúc đó sẽ bị chửi là nói bậy, láo toét, mất dạy…

Thôi đầu tuần lảm nhảm thế đủ rồi nhỉ. Chúc mọi người tuần mới như lồn.

  1. Đáp án câu này là bộ ấm chén