Phòng thí nghiệm di truyền

Hôm nọ có đi xem công viên khủng long, à không, thế giới khủng long, Jurassic World1 đấy, nên về nảy ra ý định viết bài này để kể chuyện người ta mô phỏng quá trình di truyền trong tin học, mà các cụ gọi là giải thuật di truyền. Qua đó mong trình bày một chút quan điểm về sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

Nghe rất là oai. Cơ mà vì lười nên hôm nay mới viết được :shame:

Đầu tiên tớ kể chuyện về di truyền đã, tớ không phải chuyên gia gì nên nói tóm tắt những chuyện tớ hiểu thôi nhé, những cái này có trong chương trình sinh học lớp 11 thì phải. Bắt đầu thế này:

Như vậy vấn đề tiếp là tạo ra một cơ chế tính toán để xác định kiểu gen nào có độ phù hợp cao nhất với kiểu gen đích để “giữ lại làm giống”. Ở đây tớ đơn giản đếm tỷ lệ miss/hit so với kiểu gen gốc. Ai quan tâm đến code có thể xem code ví dụ tớ để ở cuối bài 1.

OK, toàn bộ quá trình như trên gọi là chọn lọc nhân tạo kết hợp với gây đột biến. Chọn lọc nhân tạo thể hiện ở việc chúng ta giữ lại các cá thể phù hợp cho bước nhân giống tiếp theo. Còn gây đột biến thể hiện ở chỗ trong phòng thí nghiệm có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng tỷ lệ đột biến.

OK, quay lại vấn đề in nghiêng ở đầu bài. Có quan điểm cho rằng một số sản phẩm không biến đổi gen hiện nay có phẩm chất cao hơn rất nhiều so với trước kia. Ví dụ kích thước bắp ngô bình thường hiện nay lớn hơn 1000 lần bắp ngô cách đây 100 năm hay đại loại thế. Tuy nhiên vấn đề ở đây tớ nghĩ không nằm ở kết quả đạt được về phẩm chất của sản phẩm, mà là cách tạo ra chúng. Trước kia chúng ra chỉ chọn lọc nhân tạo, nghĩa là không làm thay đổi tỷ lệ đột biến. Nhưng với phương pháp biến đổi gen như hiện nay thì ngược lại, tỷ lệ đột biến tăng lên gấp nhiều lần. Nếu ai chạy thử code mẫu thì sẽ thấy với tỷ lệ 0.015, chiều dài gen 64 chỉ khoảng 10 vòng lặp là chúng ta đạt được kết quả mong muốn. Thực tế người ta có thể gây đột biến Sẽ thế nào nếu kiểu gen đích là kiểu gen xấu? Với tỷ lệ đột biến tự nhiên rất thấp, nếu chẳng may có những đột biến thành loài mới, thì thường song song với nó cũng sẽ có loài thiên địch tương ứng để khống chế loài này.

Với tốc độ chọn lọc khủng khiếp như chúng ta đang làm hiện nay, liệu thiên nhiên có thay đổi kịp để ứng phó?


Chú thích

  1. https://github.com/mahpah/genetic-algorithm-example. Tớ viết bằng es6 dùng systemjs để load. Cũng lâu lâu rồi mà lười chưa kiểm tra lại không biết chạy được không. Có gì comment nhé  2 3