Thuyết hai nhân tố

Nhân chuyện một người bạn vừa từ bỏ một công việc có thu nhập tương đối tốt, tôi bỗng nhớ đến thuyết này (phần vì tôi là người hay liên hệ những sự việc ít liên quan với nhau).

Thuyết 2 nhân tố, two-factor theory, hay còn gọi là Herzberg’s motivation-hygiene theory, dịch nôm na là thuyết động lực - vệ sinh của Herzberg. Lý thuyết này được Frederick Herzberg đưa ra vào năm 1959 (?) sau khi phỏng vấn điều tra 203 kỹ sư và kế toán ở Pittsburgh 1 về mức độ hài lòng đối với công việc.

Nội dung của thuyết rất đơn giản, theo Herzberg, các yếu tố làm một cá nhân hài lòng với công việc và các yếu tố làm các cá nhân không hài lòng là hoàn toàn độc lập với nhau. Hệ quả là nếu bạn (là chủ một xí nghiệp chẳng hạn) ra sức giảm bớt các yếu tố gây không hài lòng thì mức độ hài lòng của người lao động cũng sẽ không tăng lên.

Cụ thể hơn nữa nhé, 2 nhân tố mà bác Herzberg nghiên cứu là:

Theo nghiên cứu của bác H., triệt tiêu sự không hài lòng do thiếu các nhân tố vệ sinh gây ra không dẫn tới sự hài lòng cho công việc mà cần có thêm các yếu tố tạo động lực để kích thích người lao động. Xem xét 4 tổ hợp có thể giữa các mức độ của 2 nhân tố như sau:

Tranh cãi

Xung quanh thuyết 2 nhân tố có nhiều tranh cãi, chủ yếu tập trung vào việc thuyết không đề cập tới vấn đề khác biệt cá nhân và mối quan hệ giữa động lực và sự hài lòng. Tuy nhiên theo tôi vấn đề khác biệt cá nhân chỉ thêm vào trọng số để đánh giá mức độ của các nhân tố (thế nào là cao, thế nào là thấp), không ảnh hưởng đến kết luận về sự độc lập. Còn mối quan hệ động lực - hài lòng có thể giải thích nhờ các nghiên cứu về hoạt động của não bộ (tôi không nói thêm vì đã qúa xa chủ đề).

Ngoài ra có ý kiến chỉ trích cho rằng bác H. chỉ nghiên cứu trên kỹ sư nên không có ý nghĩa phổ quát. Chả sao vì tôi cũng chỉ quan tâm tới nghề của mình thôi.

Tóm lại: Câu hỏi “sao lương cao thế mà mày nghỉ việc” là không phù hợp (nói cách khác là hỏi ngu như chó), anh bạn của tôi khá nóng tính, người hỏi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu lặp lại câu hỏi nhiều lần.

(╯°Д°)╯︵ /(.□ . )


  1. Wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Two-factor_theory